Chú thích Văn_tế_tướng_sĩ_trận_vong

  1. 1 2 Nguyễn Đông Triều, Một số công trình nghiên cứu liên quan đến văn tế trung đại Việt Nam - Điểm lại và định hướng nghiên cứu, Khoa Văn học và Ngôn ngữ thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh
  2. Dương Quảng Hàm, Việt Nam Văn học sử yếu, Trung tâm Học liệu thuộc Bộ giáo dục Việt Nam Cộng hòa, xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1968, trang 321
  3. Theo GS. Nguyễn Lộc, mục từ "Nguyễn Huy Lượng", trong Từ điển Văn học (bộ mới. Nhà xuất bản Thế giới, tr. 1148). Và theo GS. Lộc, thì bài văn tế này được làm năm 1804. Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng bài văn tế này làm cuối năm 1802. Vì trong Đại Nam Thực Lục Chính Biên (Đệ Nhất Kỷ, quyển XVIII), có đoạn: "Bàn đặt chức Tổng Trấn Bắc Thành, Vua sắp hồi loan dụ bày tôi rằng: "Nay võ công đã yên mà ta chưa bái yết Thái Miếu, huống chi hai, ba năm nay xa cách Từ Cung, mối quạt nồng ấm lạnh, canh cánh bên lòng. Nếu cứ ở ngoài mãi để đợi đại điển bang giao (nhận Sắc phong nhà Thanh1804) thì lòng ta có chỗ không yên. Vậy nên bàn việc hồi loan. Duy đất Bắc Hà vừa dẹp yên, dân vật đều mới, mà thành Thăng Long lại là nơi quan trọng của Bắc hà cần có trọng thần giữ mới được". Điều này cho thấy bài Văn tế tướng Sĩ trận vong được soạn đọc trong lễ tế, sau khi Gia Long ở Bắc Hà về kinh đô một tháng ("vâng thượng đức hồi loan tháng trước"). Vậy, việc tế lễ có thể diễn ra vào khoảng cuối năm 1802.
  4. Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn, 1968, tr. 321
  5. Đông Phố là tên cũ thành Gia Định; Sóc Cảnh là cõi Bắc; ý nói từ Gia Định ra tới Bắc Hà (Hà Nội).
  6. Lô hà nhất danh là sông Tuyên, chảy qua Tuyên Quang, rồi đổ xuống sông Nhị hà. Lương giang tức là Phú Lương giang tên cũ sông Nhị hà.
  7. Điêu linh là tàn rụng, chỉ những người chẳng may chết trận.
  8. Viên là viên môn, cửa dinh (doanh) quan đại tướng; mao là cờ tiết mao, hiệu lệnh trong quân.
  9. Giới trụ là áo giáp, mũ trụ của tướng sĩ.
  10. Vua Hán Cao Tổ ở bên Tàu khi khởi binh ở ấp Bái, họp con em ba nghìn người; đây ví những người theo đức Gia Long cũng khảng khái như bọn quan sĩ vua Hán Cao Tổ vậy.
  11. Tên núi ở tỉnh Thiểm Tây bên Tàu, có tiếng là hiểm trở, chỉ hai trăm người địch nổi hai nghìn người; vua Văn Vương nhà Chu sáng nghiệp ở đấy; đây sánh những người theo vua Gia Long cũng hăng hái như bọn quân sĩ vua Chu Văn Vương vậy.
  12. Là Thanh Hóa và Bình Thuận.
  13. Sơn phong là gió núi; khi đức Gia Long đóng ở đảo Côn Lôn, quân Tây Sơn chợt đến vây nguy cấp lắm, bỗng dưng trời nổi bão tố, thuyền Tây Sơn đắm cả, vua mới thoát vây. Hải lễ là nước ngọt ở bể; khi vua Gia Long đương phải chạy trốn ở ngoài bể, hết cả nước ngọt uống, vua mới khấn trời, chợt thấy ở dưới bể có dòng nước ngọt, múc nước uống mới khỏi khát.
  14. Đây ví vua Gia Long cũng như vua Hán Cao Tổ và Hán Quang Vũ là hai ông vua sáng nghiệp trung hưng ở bên Tàu.
  15. Đồn Bàn là kinh đô cũ của người Chiêm Thành, tức là thành Bình Định, Nam, Ngãi là Quảng Nam và Quảng Ngãi, Phú Xuân là Huế, Thăng Long là Hà Nội.
  16. Là đạn nhiều như mưa, thang cao giáp mây.
  17. Đây ví các thành tỉnh ấy cũng hiểm cố như đất Lũng là Lũng Tây (ở tỉnh Thiểm Tây) và đất Thục là Tứ Xuyên ở bên Tàu.
  18. Theo chữ (can qua phủ định) việc đánh dẹp vừa yên.
  19. Là vua Nghiêu vua Thuấn bên Tàu, hai đời vua thái bình sánh với đời vua Gia Long.
  20. Là vua Thang vua Vũ hai đời vua thịnh trị bên Tàu sánh với đời vua Gia Long.
  21. Máy trời đất xoay vần bí mật và thần diệu.
  22. Ý nói: Nếu sống lại kiếp sau thì nên đến cửa dinh tiền quân mà nhận.
  23. Ý nói: nếu có khôn thiêng thì nên phù hộ nhà vua được thái bình để ngôi vua (ngôi bảo tộ) truyền mãi đến muôn đời về sau.
  24. Văn học phân tích toàn thư, Nhà xuất bản Lá bối, Sài Gòn, 1973, tr. 225
  25. Võ Văn Kiệt, Lấy từ bi diệt hận thù, Tuổi Trẻ